1. Mục đích của quảng cáo trên truyền hình
Mục đích sau cùng của bất cứ một hoạt động xúc tiến kinh doanh và quảng cáo nào đều nhằm gia tăng doanh số, thị phần và mở rộng thì trường.
Xét một cách chi tiết quảng cáo trên truyền hình thực hiện 3 mục tiêu là thông tin, thuyết phục và nhắc nhở.
Tùy vào chu kỳ của sản phẩm mà các quảng cáo được sử dụng với mục đích khác nhau.
– Quảng cáo thông tin sản phẩm
Mục tiêu của chương trình quảng cáo là thông báo ra thị trường biết về sản phẩm mơi, thuyết minh những tính năng mới của sản phẩm, dịch vụ hiện có.
Quảng cáo thông tin còn thông báo cho người tiêu dùng biết sự thay đổi về giá sản phẩm/ dịch vụ, lý giải nguyên tắc hoạt động của sản phẩm, mô tả dịch vụ, đính chính những quan niệm không đúng về sản phẩm làm giảm sự e ngại và sợ hãi của người tiêu dùng, hình thành hình ảnh của công ty.
– Quảng cáo thuyết phục người tiêu dùng mua hàng
Mục đích của quảng cáo thuyết phục là xây dựng lòng tin và thuyết phục người tiêu dùng sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.
Mục đích của quảng cáo thuyết phục còn khuyến khích người dùng chuyển sang nhãn hiệu của mình, thay đổi sự chấp nhận của người dùng về tính chất sản phẩm và thuyết phục người tiêu dùng mua sản phẩm.
– Quảng cáo nhắc nhở
Mục tiêu của quảng cáo nhắc nhở là gợi cho người tiêu dùng nhớ đến sản phẩm của mình, nhắc nhở họ về nơi bán và lưu lại trong trí nhớ của họ về những hiểu biết về sản phẩm.
2. 6 hình thức quảng cáo trên truyền hình
2.1 Quảng cáo Logo
Trong các hình thức quảng cáo trên truyền hình thì quảng cáo bằng logo cho phép bạn đặt logo của doanh nghiệp mình trong trường quay của các chương trình truyền hình hoặc có thể chèn logo doanh nghiệp tại các góc màn hình khi phát sóng các chương trình truyền hình như hình ảnh minh hoạ bên dưới.
2.2 Quảng cáo chạy chữ, panel
Chạy chữ, panel khi phát sóng các chương trình truyền hình, đây chính là một trong các hình thức quảng cáo truyền hình đơn giản và phổ biến nhất hiện nay.
Với hình thức này, thông điệp quảng cáo của doanh nghiệp sẽ được chạy bên dưới màn hình tivi khi đang phát sóng các chương trình truyền hình.
2.3 Quảng cáo TVC
Nếu nói về các hình thức quảng cáo truyền hình hiệu quả nhất hiện nay thì quảng cáo TVC được xem là hiệu quả nhất.
Mỗi một quảng cáo TVC sẽ có thời lượng phát khoảng vài chục giây để doanh nghiệp có thể truyền tải được hết đầy đủ thông điệp thông qua hình ảnh lẫn âm thanh.
Thông thường các quảng cáo TVC này sẽ được phát vào thời điểm trước, sau hoặc xen kẽ vào giữa hai chương trình hoặc vào giữa một chương trình.
Hiệu quả của quảng cáo trên truyền hình bằng TVC khá cao nhưng chi phí cũng không hề rẻ.
Do đó, nếu ngân sách có hạn, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định sử dụng hình thức quảng cáo này.
2.4 Quảng cáo Pop-up
Hình thức quảng cáo bằng Pop-up tương tự như hình thức quảng cáo chạy chữ hay panel.
Hình thức này được các công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ ưa chuộng.
Với quảng cáo Pop-up các thông tin cũng như thông điệp quảng cáo sẽ được chạy song song cùng với các chương trình truyền hình ở phía dưới màn hình tivi.
2.5 Tài trợ chương trình truyền hình
Hình thức tài trợ chương trình truyền hình cũng là một trong những hình thức quảng cáo được nhiều doanh nghiệp lớn ưa chuộng và sử dụng hiện nay.
Bạn thường bắt gặp nhiều nhất trong các chương trình gameshow hot trên sóng truyền hình với các thương hiệu lớn tài trợ.
Với hình thức quảng cáo tài trợ này gồm 2 cách thức hiển thị: tài trợ phát sóng và tài trợ sản xuất chương trình.
2.6 Quảng cáo thông qua chương trình tư vấn tiêu dùng và tự giới thiệu doanh nghiệp
Hình thức quảng cáo này cũng tương tự như quảng cáo bằng TVC nhưng lại có lợi thế hơn về thời lượng phát sóng để có thể giới thiệu chi tiết sản phẩm hay dịch vụ đến khách hàng.
Quảng cáo trên truyền hình thông qua chương trình tư vấn tiêu dùng và tự giới thiệu doanh nghiệp cũng là hình thức đang được nhân rộng hiện nay.
3. Những ưu và nhược điểm của quảng cáo trên truyền hình
Chắc hẳn các doanh nghiệp đều biết được hiệu quả của quảng cáo truyền hình đối với doanh nghiệp như thế nào.
Thế nhưng, việc đầu tư sản phẩm công phu và chi phí quảng cáo lớn khiến quảng cáo truyền hình không chỉ có những lợi ích mà nó còn có cả những nhược điểm.
3.1 Ưu điểm
– Quảng cáo truyền hình có khả năng gây chú ý nhanh
Quảng cáo truyền hình có thể ngay lập tức tạo ấn tượng với người tiêu dùng bằng các nội dung phim vui nhộn, cuốn hút,… những thông điệp ý nghĩa, cảm xúc,…
– Quảng cáo truyền hình có phạm vi rộng
Truyền hình chính là phương tiện có khả năng tiếp cận được đến hầu hết các đối, thuộc mọi lứa tuổi, tầng lớp khác nhau.
Theo thống kê hiện nay nước ta có khoảng 19 triệu tivi và mỗi năm tăng thêm 1 triệu tivi mới.
Vì thế khi phát quảng cáo trên sóng truyền hình, thông điệp quảng cáo có khả năng tiếp cận đến khoảng 60% các hộ gia đình.
Ngoài ra, việc có nhiều kênh sóng truyền hình trung ương và địa phương cũng giúp doanh nghiệp có nhiều lựa chọn hơn khi phát quảng cáo.
Quảng cáo truyền hình
Quảng cáo truyền hình
– Quảng cáo truyền hình có thể giới hạn phạm vi địa lý
Giới hạn về địa lý về phạm vi phủ sóng của đài truyền hình sẽ giúp các doanh nghiệp lược lựa chọn phạm vi quảng cáo của mình.
Điều này sẽ phục vụ cho mục đích thử nghiệm tiếp thị, phân phối sản phẩm, dịch vụ có chọn lọc cho từng khu vực cụ thể.
– Quảng cáo truyền hình có tính động
Điều tạo nên sự khác biệt và thu hút khán giả của quảng cáo truyền hình đó là khả năng gây sự sống động, vui nhộn với sự kết hợp hình ảnh, màu sắc, âm thanh,… một cách chân thực.
Quảng cáo truyền hình có khả năng kích thích đồng thời lên nhiều giác quan của người xem, gây kích thích và dễ đi vào tâm trí người tiêu dùng.
– Chi phí tiếp cận chia theo đầu người của quảng cáo truyền hình thấp
Nhiều người khi nhìn vào chi phí 30 giây phát quảng cáo trên sóng truyền hình cho rằng nó quá đắt đỏ.
Tuy nhiên, khi đem chia cho số người quảng cáo tiếp cận được trong vòng 30 giây đó thì chi phí này lại không hề đắt chút nào.
Với một trang quảng cáo trên báo màu bạn sẽ phải bỏ ra 30 triệu đồng, tuy nhiên khả năng tiếp cận tới người đọc chỉ khoảng 800.000 người.
Còn với 30 giây quảng cáo trên sóng truyền hình bạn chỉ mất 12 triệu đồng nhưng lại có khả năng tiếp cận tới khoảng 1.800.000 người.
Như vậy nếu tính theo tỷ lệ tiếp cận thì chi phí quảng cáo trên truyền hình có giả rẻ hơn cả báo giấy.
– Quảng cáo truyền hình có khả năng tiếp cận khán giả khi họ đang tập trung nhất
Các phim quảng cáo thường được phát trước, sau hoặc giữa các chương trình truyền hình ăn khách.
Vì thế, thông điệp quảng cáo tiếp cận đến người tiêu dùng vào lúc họ tập trung nhất, nên khả năng gây chú ý cao.
– Quảng cáo truyền hình cho bạn cơ hội sáng tạo vào mẩu quảng cáo
Việc truyền tải thông điệp qua những phim quảng cáo sống động cho phép doanh nghiệp có thể sáng tạo và mang cá tính riêng của mình vào trong phim quảng cáo.
Điều này sẽ đặc biệt hiệu quả đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu dựa vào những khách hàng quen.
3.2 Nhược điểm
– Chi phí quảng cáo trên truyền hình khá cao
Tuy chi phí phí cho một lần phát sóng quảng cáo là thấp, thế nhưng để tạo được chú ý và khiến khách hàng chú ý đến sản phẩm, dịch vụ của bạn thì quảng cáo phải được phát đi, phát lại nhiều lần.
Ngoài ra, thì doanh nghiệp còn phải chịu một khoản chi phí khá lớn cho việc dàn dựng phim quảng cáo.
– Quang cáo truyền hình có tuổi thọ ngắn
Các chương trình quảng cáo truyền hình sau khi không phát sóng nữa sẽ mắt hẳn, không hề để lại dấu tích như các loại hình quảng cáo khác.
Do đó, nội dung quảng cáo phải đặc sắc, lôi cuốn,… phải được phát đi, phát lại nhiều lần mới tạo được ấn tượng với khán giả.
4. Lợi ích của quảng cáo truyền hình
Quảng cáo truyền hình không đơn giản chỉ là giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu cuối cùng là gia tăng doanh số, mở rộng thì trường mà nó còn có những lợi ích rất lớn với người tiêu dùng và xã hội.
– Lợi ích của quảng cáo truyền hình đối với doanh nghiệp
Đặc trưng hóa sản phẩm: Quảng cáo truyền hình giúp thông tin đến người tiêu dùng những đặc trưng nổi bật của hàng hóa với các đối thủ khác.
Từ đó tạo nên đặc trưng riêng cho sản phẩm và doanh nghiệp.
Cung cấp thông tin về sản phẩm: Khi bạn ra mắt một sản phẩm hay dịch vụ mới, sẽ chẳng ai biết đến nếu không thực hiện các chương trình quảng cáo.
Hướng dẫn sử dụng sản phẩm: Với khả năng truyền tài hình ảnh, âm thanh, màu sắc,… một cách sinh động.
Quảng cáo truyền hình chính là cách hướng dẫn sử dụng sản phẩm tốt nhất cho người xem.
Giúp doanh nghiệp mở rộng mạng lưới phân phối: Từ việc có nhiều người biết đến sản phẩm, doanh số bán hàng tăng cao thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng hơn nữa hệ thống bán hàng.
– Lợi ích của quảng cáo truyền hình đối với người tiêu dùng
Lợi ích của quảng cáo truyền hình mang đến cho người tiêu dùng là các thông tin về sản phẩm dịch vụ như tính năng, quy cách, hướng dẫn sử dụng, công dụng,… của sản phẩm.
Tất cả đều được thể hiện một cách trực quan, sinh động trên phim quảng cáo.
Ngoài ra, quảng cáo truyền hình còn thông tin về cách phân biệt hàng giả, hàng thật, địa chỉ bán sản phẩm chất lượng,…
– Lợi ích của quảng cáo truyền hình với xã hội
Các phim quảng cáo trên sóng truyền hình ngoài chức năng giúp doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm thì đôi khi nó còn giúp nhắc nhở con người về lỗi sống nhân văn trong xã hội.
Điều này chúng ta có thể thấy rất rõ trong các TVC quảng cáo tết, nhắc nhở con người ta luôn phải nhớ về gia đình, về ba mẹ và về ý nghĩa ngày tết nguyên đán,… hay những quảng cáo có thông điệp sâu sắc về cuộc sống và tính nhân văn cao cả.
– Quảng cáo trên truyền hình hạn chế về thời lượng phát sóng
Với sự phát triển ngày một lớn mạng của các doanh nghiệp và đòi hỏi nhu cầu quảng cáo, thế nên việc quy định thời lượng phát quảng cáo trên sóng truyền hình là một hạn chế.
– Quảng cáo trên truyền hình chưa phân khúc rõ ràng
Quảng cáo trên truyền hình thường không nhắm vào một phân khúc thị trường cụ thể, vì thế khả năng ảnh hưởng đến đối tượng xem rộng rãi đôi khi lại là khuyết điểm đối với những doanh nghiệp muốn nhắm vào một lớp đới tượng khách hàng cụ thể nào đó.
– Quảng cáo trên truyền hình rất khó để sửa đổi
Đối với các loại hình quảng cáo khác như trên báo, Internet,… thì việc cập nhật giá cả hay các chương trình khuyến mãi chỉ đơn giản là thay đổi các phiếu mua hàng thì với quảng cáo trên truyền hình bạn phải cập nhật lại kịch bản và quay lại toàn bộ phim quảng cáo nên sẽ tốn tiền.
Theo brandcom.vn